LÝ do nào khiến những cây đàn guitar "yêu quý" của bạn bị hư hại?
Những lý do nào mà chiếc đàn guitar của bạn xuất hiện một số hư hỏng, nứt nhẹ,..? Cùng Nhạc Cụ Hoàng Hà tìm hiểu nguyên nhân ngay sau đây.
1. Thời tiết và khí hậu
Những cây đàn Guitar đắt tiền chủ yếu được làm bằng gỗ nguyên tấm (Solid), gỗ lại rất dễ có những biến đổi vật lý khi khí hậu thay đổi, nhất là về nhiệt độ và độ ẩm. Đối với đàn Guitar, độ ẩm thích hợp dao động quanh khoảng 60% (tuy nhiên cần lưu ý tới khí hậu nơi sinh ra nó). Tránh để đàn ở những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp . Ở nhiệt độ khoảng 50 độ C, chất keo dính ở đàn bắt đầu bị chảy, do đó không nên để đàn ở những nơi quá nóng như gần bếp lửa, lò sưởi, hay để ngoài trời.
Những cây Guitar nào bị rơi vào điều kiện ẩm hơn bình thường, nó sẽ biến dạng (cong cần nhẹ…), nhưng khi đưa cây đàn về điều kiện tốt sẽ trở lại bình thường. Còn những cây nào bị rơi vào điều kiện quá ẩm, những biến dạng nặng nề (cong cần nặng…) sẽ rất khó để sửa cần đàn về như cũ.
2. Do va chạm bất cẩn
Khi sử dụng đàn, rất nhiều bạn chơi xong không đặt đàn vào vị trí an toàn như bao đàn hoặc treo lên mà để đàn dựa vào tường hoặc để mặt bàn chông chênh. Chỉ cần một va chạm nhẹ khiến đàn rơi xuống cũng có thể làm cong cần hoặc nứt vỡ ở thùng đàn.
Khi mua đàn, bạn nên mua kèm bao đàn để bảo quản đàn. Bởi bao đàn rất tiện khi bạn di chuyển hoặc cầm đàn đi biết diễn. Bao đàn cũng là đồ vật bảo vệ Guitar rất tốt, hạn chế hỏng hóc do va đập mạnh, rơi.
3. Sử dụng đã lâu, không chăm sóc
Đôi khi bạn cho người khác mượn sử dụng, rất có thể các bạn sẽ cảm thấy đàn mình sẽ có các triệu chứng sau: nứt thùng, xước vài tỉ đường sâu sắc, rè phím, rè dây, hư EQ, mất pick… Còn gì đau đớn hơn khi nó ở trong tay mình thì nâng hơn nâng trứng, hứng hơn hứng banh, mà giờ em nó te tua, tan tác, tàn tạ, tả tơi, tan tành, tê tái như vậy. Nếu bị nhẹ thì con đỡ xót, chứ đàn xịn mà mắc mấy căn bệnh thế kỷ như lày thì như “đứt từng đoạn ruột”…
Lâm vào trường hợp đi picnic từ trên rừng xuống dưới biển, hay vác đàn đi chơi vào mùa mưa mà không biết cách bảo quản thì cây đàn Guitar của bạn sẽ bị hành xác một cách dã man con ngan. Thế là cây đàn sẽ từ một con thiên nga đẹp đẽ trở thành một con thiên nga gãy cánh!!! Có lần tôi cho mượn đàn xong khi nhận lại thì bao đàn ướt sũng, thế là nguyên đêm đó tôi mất ngủ để sấy khô cây đàn…
4. Do bản thân guitar kém chất lượng
Những cây đàn này kém chất lượng thường khá khó đánh, chưa kể rất dễ bị cong cần dây cao lên, khiến bạn phải sử dụng lực gấp đôi bình thường, dẫn đến tay bị đau khi tập chơi đàn. Và bạn chắc chẳng muốn mỗi khi tập đàn lại phải chịu đau đớn như vậy, quả giống như một cực hình. Nếu phải chịu đau một cách thường xuyên thì có khi người chơi sẽ nhanh chóng bỏ cuộc, đặc biệt là những người mới học đàn. Ngoài ra, chất liệu làm đàn kém cũng khiến đàn dễ bị hỏng hóc, nứt đàn, vỡ đàn trong quá trình học đàn. Và như vậy, bạn đã tiền mất lại còn tật mang khi mua những cây đàn giá rẻ nhất này.